TỔNG HỢP TIN TỨC CỜ VUA THẾ GIỚI 23/01/2024

Những tin tức sẽ có trong bản tin ngày 23/01/2024:

  • Tata Steel Masters 2024, GM Alireza Firouzja và GM Anish Giri dẫn đầu cuộc đua vô địch sau 3 ngày thi đấu
  • Lịch sử FIDE Candidates Tournament phần 1

TH: Hùng Vương

 

Tata Steel Masters 2014

c1.jpg

Ảnh: GM Anish Giri | Nguồn: Lennart Ootes / Tata Steel Masters 2024

Tiếp tục những diễn biến của giải Tata Steel Masters lần thứ 86 đang diễn ra tại thành phố Wijk aan Zee (Hà Lan), kỳ thủ số 1 nước chủ nhà GM Anish Giri (2749 ELO) vẫn đang là cái tên dẫn đầu cuộc đua vô địch với 5 điểm sau 8 vòng đấu.

Tính đến hết ngày 22/01, Anish Giri đã thi đấu khá xuất sắc khi chỉ để thua 1 ván duy nhất trước tài năng 19 tuổi đến từ Uzbekistan là GM Nodirbek Abdusattorov (2727). Bên cạnh 3 ván hoà trước GM Vidit Santosh Gujrathi (Ấn Độ – 2742), GM Praggnanandhaa (Ấn Độ – 2743) và GM Wei Yi (Trung Quốc – 2740), Giri cũng có những thắng chiến thắng thuyết phục trước GM Ju Wenjun (Trung Quốc – 2549), GM Alexander Donchenko (Đức – 2643) và GM Gukesh D (Ấn Độ – 2725).

Cùng có được 5 điểm sau 8 vòng đấu và đang chia sẻ vị trí dẫn đầu với Giri còn có 2 thần đồng cờ vua đến từ Ấn Độ và Pháp là GM Gukesh D (18 tuổi) và GM Alireza Firouzja (21 tuổi).

Sau khi khởi đầu giải đấu bằng một trận hoà và một trận thắng, Gukesh đã để thua liên tiếp trước Vua cờ Ding Liren (Trung Quốc – 1780) và kỳ thủ top 10 thế giới Anish Giri. Tuy nhiên, cậu đã nhanh chóng lấy lại tinh thần để tiếp tục cạnh tranh cho chức vô địch bằng 3 chiến thắng liên tiếp trong 3 ngày thi đấu tiếp theo lần lượt trước GM Ian Nepomniachtchi (Nga – 2769), GM Jorden Van Foreest (Hà Lan – 2682) và GM Max Warmerdam (Hà Lan – 2625). Đến ngày thi đấu thứ 8, Gukesh với quân Đen trong tay đã cầm hoà Nhà đương kim Vô địch Cờ vua Nữ GM Ju Wenjun , qua đó bắt kịp kỳ thủ số 1 nước chủ nhà trong cuộc đua cho vị trí dẫn đầu.

Giống như Gukesh, kỳ thủ số 1 nước Pháp Alireza Firouzja cũng có được 4 ván thắng, 2 ván hoà cùng 2 ván thua. Điều chú ý, 1 trong 2 ván thua của Firouzja chính là ván thắng đầu tiên của kỳ thủ nữ duy nhất tại giải – GM Ju Wenjun. Mặc dù gục ngã trước Nữ hoàng cờ vua, thế nhưng tài năng trẻ người Pháp lại là một trong hai cái tên tại giải lần này đánh bại bại được Nhà đương kim Vô địch Cờ vua Thế giới GM Ding Liren. Trận thắng của Alireza Firouzja trước Ding Liren là tại vòng 8 – đây là một chiến thắng quan trọng đối với kỳ thủ sinh năm 2003: nó giúp anh lấy lại tinh thần sau thất bại trước GM Vidit Gujrathi ở vòng 7, đồng thời mang về 1 điểm quý giá giúp anh cân bằng điểm số với 2 người dẫn đầu phía trên.

Trong số 3 kỳ thủ Ấn Độ tham dự giải lần này, ngoài Gukesh D đang nằm trong nhóm dẫn đầu với 5/8đ, hai kỳ thủ còn lại là GM Vidit Gujrathi và GM Praggnanandhaa cũng đang có được những màn thể hiện khá ấn tượng khi là hai cái tên duy nhất vẫn chưa để thua bất kỳ một ván đấu nào, mặc dù mỗi người mới chỉ có được 1 ván thắng. Trong khi chiến thắng của Vidit là trước Firouzja tại vòng 6, thì 1 điểm trọn vẹn mà kỳ thủ 19 tuổi Praggnanandhaa có được lại ấn tượng hơn rất nhiều – vì bại tướng dưới tay cậu chính là Tân vương làng cờ Ding Liren.

Quay lại sau nửa năm vắng bòng trên đấu trường thế giới, có vẻ như GM Ding Liren vẫn chưa lấy lại được phong độ đã giúp anh giành được Ngôi Vô địch Cờ vua Thế giới 2023. Sau 8 vòng đấu, Ding thắng 1 ván, hoà 5 ván và thua 2 ván – giành được 3.5 điểm và tạm xếp ở vị trí thứ 11/14.

BXH sau 8 vòng đấu:

Xếp hạng

Kỳ thủ

Điểm

ELO ratings

1

 Anish Giri

5/8

2749

2

 Gukesh D

5/8

2725

3

 Alireza Firouzja

5/8

2759

4

 Ian Nepomniachtchi

4½/8

2769

5

 Praggnanandhaa

4½/8

2743

6

 Nodirbek Abdusattorov

4½/8

2727

7

 Vidit Santosh Gujrathi

4½/8

2742

8

 Max Warmerdam

4/8

2625

9

 Wei Yi

4/8

2740

10

 Ju Wenjun

3½/8

2549

11

 Ding Liren

3½/8

2780

12

 Jorden Van Foreest

3/8

2682

13

 Parham Maghsoodloo

2½/8

2740

14

 Alexander Donchenko

2½/8

2643

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thể thức thi đấu:

  • Đấu vòng tròn 13 ván
  • Cờ tiêu chuẩn:

o   GĐ1: 40 nước đầu: 100|30

o   GĐ2: các nước còn lại: 50|30

  • Nếu hoà ở vị trí đầu bảng:

o   Đánh 2 ván cờ chớp 3|2

o   Nếu vẫn hoà: đấu theo luật “cái chết bất ngờ” – ván tie-break: Trắng – 2.5p, Đen – 3p

Website của giải: https://www.tatasteelchess.com/

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Theo: chess24.com

Lược sử FIDE Candidates Tournament | từ Budapest đến Toronto – phần 1

c2.jpg

1950 – Budapest – Candidates lần 1:

c3.jpg

  • Diễn ra tại Budapest từ ngày 11/04 đến ngày 18/05/1950
  • 10 kỳ thủ thi đấu vòng tròn 2 lượt: Bronstein, Boleslavsky, Smyslov, Keres, Najdorf, Kotov, Stahlberg, Lilienthal, Szabo, và Flohr
  • Kết quả: Bronstein Boleslavsky đồng hạng nhất và không có tie-break.
  • Sau đó, đến mùa hè 1950, tại Moscow (Nga): một trận playoff được tổ chức để tìm ra nhà vô địch giữa Bronstein Boleslavsky. Kết quả, Bronstein vô địch và trở thành người thách đấu cho Ngôi Vô địch Cờ vua Thế giới.
  • Tranh Ngôi Vô địch Thế giới giữa Bronstein Botvinnik: tí số hoà, nhưng đây là kết quả có lợi cho nhà đương kim vô địch vào thời điểm đó – Botvinnik bảo vệ thành công ngai vàng.

1953ZurichCandidates lần 2:

c4.jpg

  • 15 kỳ thủ thi đấu vòng tròn 2 lượt – mỗi kỳ thủ thi đấu 28 ván
  • Danh sách các kỳ thủ: Smyslov (vô địch), Bronstein, Keres, Reshevsky, Petrosian, Geller, Najdorf, Kotov, Taimanov, Averbakh, Boleslavsky, Szabo, Gligoric, Euwe, Stahlberg (thứ tự các kỳ thủ được liệt kê theo vị trí xếp hạng cuối cùng)
  • Kết quả: Vasily Smyslov vô địch Candidates 1953
  • Kết quả Trận tranh Ngôi Vô địch Thế giới: Smyslov hoà Botvinnik, đồng nghĩa với việc Ngôi vương vẫn ở lại với Botvinnik

1956 – Amsterdam:

c5.jpg

Nguồn:GaHetNa (Nationaal Archief NL)

  • Vasily Smyslov có lần thứ 2 liên tiếp vô địch Candidates. Ông hoàn thành giải đấu với 1.5 điểm cách biệt so với vị trí phía sau và chỉ để thua 1 ván duy nhất trước kỳ thủ 19 tuổi lần đầu ra mắt Boris Spassky.
  • Năm 1957, kết quả Trận tranh Ngôi Vô địch Thế giới: Smyslov đánh bại Botvinnik với tỉ số 12½-9½ và trở thành Vua cờ thứ 7 trong lịch sử cờ vua thế giới.

1959 – Yugoslavia – “Sử thi Cờ vua”:

c6.jpg

  • Năm 1958: Botvinnik tái đấu với Smyslov và giành chiến thắng với tỉ số 12½–10½, qua đó lấy lại danh hiệu Vua cờ và chờ đợi Người thách đấu tiếp theo.
  • Năm 1959, Candidates lần 4 diễn ra với sự góp mặt của 8 kỳ thủ với thể thức thi đấu vòng tròn 4 lượt – mỗi kỳ thủ sẽ đấu tổng cộng 28 ván.
  • Ba thành phố tại Yugoslavia thay phiên nhau trở thành nơi diễn ra sự kiện này: từ Bled đến Zagreb và cuối cùng kết thúc ở Belgrade.
  • Kết quả: “Thầy phù thuỷ xứ Riga” Mikhail Tal (22 tuổi) càn quét giải đấu sau khi đánh bại hết những tên tuổi như “bức tường đá” Petrosian, Smyslov, Gligoric, huyền thoại Fischer (16 tuổi), OlafssonBenko. Ông chỉ để thua trước duy nhất Keres với tổng tỉ số sau 4 lần đối đầu là 1-3.
  • Nửa năm sau đó, Tal hạ gục Botvinnik với tỉ số 12½–8½ và trở thành Nhà Vô địch Cờ vua Thế giới.

1962 – Curacao:

c7.jpg

  • Một năm sau khi Mikhail Tal có được danh hiệu cao quý nhất làng cờ, ông đã phải trả nó lại cho Botvinnik trong trận tái đấu với tỉ số 8-13.
  • Tại Candidates 1962 diễn ra ở Caribbean, có 8 gương mặt thi đấu cạnh tranh cho chức vô địch trong vòng 2 tháng: Petrosian, Geller, Keres, Fischer, Korchnoi, Benko, TalFilip. Thể thức thi đấu vẫn là vòng tròn 4 lượt.
  • Sau 21 vòng đấu, do tình trạng sức khoẻ không tốt, Mikhail Tal buộc phải rút lui khỏi giải.
  • “Bức tường đá” Tigran Petrosian vô địch Candidates với thành tích bất bại. Đáng chú ý, 12 ván đấu giữa các kỳ thủ Petrosian, Geller, và Keres kết quả hoà, và các ván cờ giữa những kỳ thủ Liên Xô chỉ kéo dài trung bình trong 19 nước đi. Điều này làm dấy lên sự bất bình của kỳ thủ người Mỹ Bobby Fischer trong thời điểm đang diễn ra cuộc Chiến tranh lạnh. Sau đó, Liên đoàn Cờ vua Thế giới FIDE đã phải điều chỉnh lại những quy định về cờ hoà và các vấn đề liên quan để ngăn chặn việc xắp đặt kết quả trước khi thi đấu.
  • Petrosian sau đó đã đánh bại Botvinnik (50 tuổi) và trở thành Vua cờ thứ 9 thế giới.

1965-1968 – Boris Spassky:

c8.jpg

  • Đây được xem là kỷ nguyên vàng của Boris Spassky. Ông thắng cả 2 giải Candidates trong giai đoạn này.
  • Tại trận tranh ngôi Vua cờ lần thứ nhất, Tigran Petrosian là ngườigiành chiến thắng với tỉ số 12½–11½ và bảo vệ thành công ngai vàng của mình.
  • Ở trận tranh danh hiệu Vô địch Thế giới ba năm sau đó, Spassky thành công soán ngôi Petrosian với chiến thắng 12½–10½.

1971 – Reykjavik – Sự thống trị của Bobby Fischer:

c9.jpg

  • Đây là thời điểm mà kỳ thủ người Mỹ Robert “Bobby” Fischer chấm dứt sự thống trị của các kỳ thủ Liên Xô tại các trận tranh Ngôi vô địch Thế giới.
  • Trên con đường trở thành Người thách đấu, Fischer có những chiến thắng áp đảo trước các tên tuổi lớn khác như Taimanov 6–0, Larsen 6–0, và Petrosian 6½–2½.
  • Tại Trận tranh Ngôi Vô địch Cờ vua Thế giới, cuộc đấu trí giữa Bobby Fischer của Mỹ và Boris Spassky được xem là Trận đấu của Thế kỷ. Và kết quả: Fischer đánh bại Spassky với tỉ số chung cuộc12½–8½ và trở thành Nhà Vô địch Cờ vua Thế giới thứ 11.

1977-1984 – Kỷ nguyên của Anatoly Karpov:

c10.jpg

  • Tiếp nối triều đại ngắn ngủi của Bobby Fischer, Anatoly Karpov nổi lên và trở thành kỳ thủ xuất sắc nhất trong thời của ông.
  • Sau khi vô địch Candidates 1974 và trở thành Nhà vô địch Thế giới do Fischer từ chối thi đấu để bảo vệ danh hiệu của mình, Karpov tiếp tục đánh bạiVictor Korchnoi – vô địch Candidates 1977/78 – sau 32 ván đấu để bảo vệ thành công Ngôi vương của mình.
  • Năm 1980, Korchnoi một lần nữa gục ngã trước Karpov trong trận tranh danh hiệu cao quý nhất làng cờ.
  • Năm 1984-85 tại Moscow (Nga), Nhà vua Anatoly Karpov tiếp tục giữ vững được ngai vàng của mình trước thử thách mang tên Garry Kasparov (vô địch Candidates 1983/84).

Nguồn: https://www.fide.com/news/2854

-----------//-----------------------
✆ Hotline: 0901 895 865 ( Zalo/ Call) - 0909 098 522 ( Zalo/Call)
Đăng ký học thử:
http://www.royalchess.edu.vn/dang-ky-hoc-thu
-----------//-----------------------
CÁC CƠ SỞ THUỘC HỆ THỐNG ROYALCHESS:
Quận 1: 43 Điện Biên Phủ, P. Đa Kao
Quận 2: 35 Đường số 2, P. Bình An
Quận 2: The Edu House, số 8 - Đường Số 5, Khu Đô Thị SALA, P. An Lợi Đông, Quận 2, TP. Thủ Đức
Quận 5: Lầu 05, Hùng Vương Plaza–126 Hồng Bàng, P.12
Quận 6: 128 Kinh Dương Vương, Phường 13
Quận 7: 54, Đường số 1, KDC Him Lam, P. Tân Hưng
Quận 9: Số 27 Quang Trung, P. Hiệp Phú
Quận 9: 2N1 KDC Khang Điền Residence, Võ Chí Công, P. Phú Hữu
Quận 10: Số 7A/88 Thành Thái, P.14
Quận 11: 448 Lạc Long Quân, P. 5
Quận 12: 145 Tân Thới Nhất 17, P. Tân Thới Nhất
Quận Tân Phú: Lầu 3, Aeon Mall Tân Phú-Số 30, đường Bờ Bao Tân Thắng, P. Sơn Kỳ
Quận Tân Phú: 33 Nguyễn Sơn, P. Phú Thạnh
Quận Tân Bình: 53A Núi Thành, P.13
Quận Bình Tân: 172 Đường Tên Lửa, P. Bình Trị Đông B
Quận Thủ Đức: 13A Đường 25, P.Hiệp Bình Chánh
Quận Gò Vấp: 644 Phan Văn Trị, Phường 10
Quận Bình Thạnh: 131 Võ Oanh, P.25
Huyện Bình Chánh: 105, đường số 1, Khu dân cư Dương Hồng, Xã Bình Hưng
Huyện Bình Chánh: Số 6, Đường số 2, KDC Greenlife 13C, Nguyễn Văn Linh
Tỉnh Bình Dương: 78 Đường M, Khu trung tâm Hành chính, TP. Dĩ An, Bình Dương


Tin tức gần đây: