Cách tính Hệ số phụ Direct encounter theo quy định của FIDE từ 1-4-2024


@ IA, IO Nguyễn Phước Trung

Direct Encounter là một hệ số phụ khá phổ biến tại các giải đấu hiện nay trên thế giới cũng như ở các giải quốc gia Việt Nam. Thường thì Direct Encounter được xếp đầu tiên trong các hệ số phụ của các giải đấu.

Direct Encounter (viết tắt DE), có thể tạm dịch là ‘Đối kháng trực tiếp’, thực chất nó là tổng điểm các ván đấu với nhau giữa nhóm các đấu thủ có cùng số điểm.

Theo quy định của FIDE trước ngày 1-9-2023, Direct Encounter được áp dụng với điều kiện nhóm các kỳ thủ đồng điểm đó đều đã gặp nhau; Nếu chỉ một cặp trong nhóm không gặp nhau thì hệ số này không áp dụng, mà chuyển sang hệ số phụ tiếp theo.
Việc có tất cả các đấu thủ trong cùng nhóm điểm gặp nhau rất hiếm thấy ở giải đấu theo hệ Thụy Sĩ có quá đông kỳ thủ nhưng số ván thi đấu ít; Do đó phần lớn các giải đấu, ta thấy hệ số phụ này thường có kết quả bằng 0.

Xuất phát từ tình hình như trên, từ ngày 1-9-2023, FIDE đã thay đổi tạm thời cách tính Direct Encounter; và từ ngày 1-4-2024 được áp dụng chính thức. Trong bài viết này ta sẽ tìm hiểu Direct Encounter mới 2024 theo FIDE Handbook C.07, Tie-Break Regulations (effective from 1 April 2024), Điều 6.

A. Cách tính Direct Encounter theo Điều 6:

6.1. Nếu có một số hoặc tất cả đấu thủ bằng điểm đã gặp nhau, thì tổng điểm từ những ván đối kháng này được sử dụng để tạo ra một bảng tính hạng riêng, với các điều kiện sau:

6.1.1. Các ván thắng hoặc thua do vắng đấu mà không đề cập trong điều 15.2 sẽ không được tính, trừ khi điều lệ của giải đấu có quy định khác – một khi được tính, các ván thắng hoặc thua do vắng đấu sẽ xem như ván có thi đấu

Theo điều 15.2. Trong những giải đấu có xác định trước việc thua hoặc thắng trong bốc thăm (chỉ các ván không thi đấu), thì được xem như các ván đấu thông thường.
Ở đây có thể hiểu là các ván được xác định trước miễn đấu trọn điểm (BYE1), miễn đấu nửa điểm (BYE½) hoặc miễn đấu không điểm (BYE0). Như vậy theo quy định của điều 6.1.1 bên trên thì các ván thắng (F1) hoặc thua (F0) do đấu thủ không đến (không tính trước được trong bốc thăm) sẽ không được tính.

6.1.2. Trái với thông lệ như theo quy định ở Điều 4.4, nếu hai đấu thủ đã gặp nhau nhiều hơn một lần, điểm số được sử dụng trong tính hạng riêng như bên trên là điểm trung bình của những ván đấu này.

6.2. Nếu tất cả đấu thủ bằng điểm đã gặp nhau, thì bảng tính hạng riêng sẽ áp dụng lặp lại điều 6 để xác định tất cả các thứ hạng trong nhóm cho đến khi không còn sự bằng nhau nào nữa, ngoại trừ có bất kỳ sự bằng nhau tiếp theo trong nội bộ nhóm này.

6.3. Ở các giải đấu theo hệ Thụy Sĩ, nếu các đấu thủ đồng điểm không gặp nhau ở tất cả các ván đấu, nhưng một trong số họ dẫn đầu hẳn trong bảng tính hạng riêng, bất kể kết quả của các ván đấu còn thiếu như thế nào, đấu thủ đó đó sẽ được xếp hạng đầu tiên trong nhóm các đấu thủ đồng điểm; Một khi người đầu tiên được tính theo cách này thì cũng áp dụng tương tự cho đấu thủ xếp thứ hai; và cứ tiếp tục như thế.
Điều 6 sau đó sẽ được tiếp tục áp dụng cho tất cả các đấu thủ còn lại chưa được xếp hạng trong nhóm này.

Qua quy định trên, đặc biệt ở điều 6.3, ta có thể hiểu nhanh rằng, Direct Encounter 2024 sẽ có những trường hợp bỏ qua các đấu thủ không gặp nhau trong nhóm đồng điểm trong các giải đấu theo hệ Thụy Sĩ.

B. Hiểu Direct Encounter qua ví dụ cụ thể

I. Direct Encounter cơ bản (6.2)

Ví dụ 1:

Giả sử có một giải đấu, mà trong đó có 5 đấu thủ A, B, C, D, E đồng điểm với nhau.  Để tính hạng với Direct Encounter theo quy định của FIDE, chúng ta chỉ lấy kết quả các ván đấu có liên quan đến các đấu thủ trong nhóm này với nhau và tạo ra một bảng điểm riêng (có thể gọi là bảng điểm con), giống như khi thi đấu theo hệ vòng tròn:

Theo 6.2. Nếu tất cả đấu thủ bằng điểm đã gặp nhau, thì bảng tính hạng riêng sẽ áp dụng lặp lại điều 6 để xác định tất cả các thứ hạng trong nhóm cho đến khi không còn sự bằng nhau nào nữa.

Như vậy theo quy trình thì ta phải:
- tính đấu thủ có điểm cao trước là A (các ô màu vàng);
- Còn lại nhóm B,C,D,E -> áp dụng lặp lại điều 6 cho đấu thủ có điểm cao ở nhóm này là B (các ô màu xanh lam);
- Còn lại nhóm C,D,E -> áp dụng lặp lại điều 6 cho đấu thủ có điểm cao ở nhóm này là C (các ô màu xanh lá) v.v..
và cứ như thế cho đến khi không còn không còn sự bằng nhau nào nữa; kết quả là ta có thể xác định thứ hạng các đấu thủ theo trình tự từ cao đến thấp là A, B, C, D, E.


Ví dụ 2:

Dữ liệu dưới đây được trích từ bảng điểm chi tiết của Giải vô địch cờ vua tiêu chuẩn quốc gia 2024

Trong ví dụ trên, ta có 3 kỳ thủ đồng điểm với nhau ở nhóm điểm 7½ và tất cả đều đã gặp nhau. Tách các ván đấu có liên quan đến các đấu thủ trong nhóm này với nhau và tạo ra một bảng điểm riêng:vdde 2a

Với bảng con để tính DE như trên, ta có thể nhận thấy rõ ràng đấu thủ nào được xếp trên căn cứ vào tổng điểm các ván đối kháng. Ở đây DE cho biết Bành Gia Huy giành hạng nhất, Nguyễn Đức Hòa và Trần Tuấn Minh chiếm vị trí thứ 2 và 3.


II. Direct Encounter theo 6.3

Ví dụ 3:

Dữ liệu dưới đây được trích từ bảng điểm chi tiết của Giải vô địch cờ vua siêu chớp quốc gia 2024

Tương tự như ở ví dụ 2, ta tách các ván đấu có liên quan đến các đấu thủ trong nhóm này với nhau và tạo ra một bảng điểm riêng:vdde 3a

Trong ví dụ này, ta có thể thấy Nguyễn Ngọc Trường Sơn thắng cả hai đấu thủ Đức Hòa và Hoàng Sơn, tuy nhiên 2 đấu thủ này không gặp nhau.

Theo quy định cũ thì hệ số DE này sẽ bị hủy bỏ và chuyển sang hệ số phụ kế tiếp, nhưng theo quy định mới thì Trường Sơn có tổng điểm trong nhóm là 2, trong khi hai đấu thủ còn lại không có điểm nào, như vậy Trường Sơn sẽ xếp trên, Đức Hòa và Hoàng Sơn sẽ phải xét theo hệ số kế tiếp.

Trong một bài viết trên trang web FIDE của Trọng tài quốc tế (IA) Mario Held, thành viên của Ban kỹ thuật FIDE có một đề xuất dễ hiểu cho vấn đề này.

IA Mario Held đề nghị gán cho tất cả các ván còn trống ở bảng điểm con như trên đều là 1 điểm, bất kể nó có vô lý so với thực tế.

Khi gán điểm như vậy, nếu nhận thấy đấu thủ nào dẫn đầu tuyệt đối thì sẽ xếp trên, các đấu thủ khác thì sẽ tính lập lại điều 6 hoặc chuyển sang hệ số kế tiếp; Hoặc nếu khi gán điểm mà thấy có tổng điểm bằng nhau trong nhóm thì chuyển sang hệ số phụ kế tiếp.
Theo cách này ta gán điểm vào các ô trống (màu đỏ) của ví dụ 3 như sau:vdde 3b

Đến đây ta có thể lý luận rằng cho dù Đức Hòa và Hoàng Sơn có đạt điểm tối đa trong nhóm vẫn không thể vượt qua kỳ thủ dẫn đầu tuyệt đối trong nhóm là Trường Sơn. Do đó Trường Sơn được xếp trên. Sau đó tính lập lại điều 6 cho 2 đấu thủ còn lại, tuy nhiên 2 đấu thủ này không gặp nhau, vì vậy phải chuyển sang hệ số phụ kế tiếp.


Ví dụ 4:

Dữ liệu dưới đây được trích từ bảng điểm của Giải vô địch cờ vua nhanh đồng đội quốc gia 2024

Tách ra bảng điểm con như các ví dụ trước:vdde 4a

Theo bảng điểm trên ta thấy Tuấn Minh hòa với 2 đấu thủ trong nhóm, tuy nhiên 2 đấu thủ này chưa gặp nhau. Áp dụng phương pháp của IA Mario Held ta gán 1 điểm vào các ô trống:vdde 4b

Đến đây ta lý luận rằng nếu như Văn Huy và Đức Trí gặp nhau và có kết quả 1-0 thì tổng điểm sẽ sẽ vượt qua Tuấn Minh, hoặc nếu hòa thì tổng điểm sẽ bằng nhau. Điều này cho thấy Tuấn Minh không dẫn đầu tuyệt đối trong nhóm, do đó DE ở đây không có giá trị, buộc phải chuyển sang hệ số phụ kế tiếp.


Ví dụ 5:

Dữ liệu dưới đây được trích từ bảng điểm của Giải vô địch trẻ cờ vua nhanh quốc gia 2024 - U6 nữ

Tương tự như cách làm ở các ví dụ trước ta có bảng điểm con:vdde 5a

Trong ví dụ trên ta thấy Vân Anh đã gặp hết các đấu thủ với 2 thắng và 1 hòa, tức là không thắng tuyệt đối. Các đấu thủ còn lại trong nhóm chưa gặp nhau đầy đủ. Áp dụng cách gán điểm theo IA Mario Held ta có:vdde 5b

Theo giả định như trên ta có thể luận suy rằng cho dù các đấu thủ Lan Thư, Bảo An và Huyền My có giành chiến thắng ở tất cả các ván còn thiếu thì vẫn không vượt qua Vân Anh; Do đó trong trường hợp này Vân Anh vẫn được tính là dẫn đầu tuyệt đối trong nhóm, theo DE được xếp hạng trên, các đấu thủ còn lại tính lập lại điều 6 bằng cách tách bảng điểm riêng cho 3 đấu thủ này.

Cũng áp dụng cách gán 1 điểm, ta có:vdde 5d

Đến đây ta nhận thấy tổng điểm gán vào có 2 đấu thủ bằng nhau, không ai thắng tuyệt đối, do đó đến đây buộc phải bỏ và chuyển sang hệ số phụ kế tiếp.


Ví dụ 6:

Dữ liệu dưới đây được trích từ bảng điểm của Giải vô địch cờ tướng quốc gia 2024 – cờ chớp nữ

Tách dữ liệu thành bảng điểm con ta có bảng dưới đâyvdde 6a

Như bảng điểm con bên trên ta nhận thấy tất cả các đấu thủ đều chưa gặp nhau đầy đủ. Áp dụng phương pháp gán 1 điểm của IA Mario Held vào các ô trống, ta có:vdde 6b

Vd6a/ Trước tiên ta xét điểm của Ngô Thị Thu Hà Ta nhận thấy rằng, dù có gán thêm điểm cho các đấu thủ khác thì kết quả điểm vẫn không thể nào vuợt qua điểm thực của Thu Hà là 2 điểm, điểm gán thêm là 3. Như vậy trong trường hợp này xem như Thu Hà dẫn đầu tuyệt đối, xếp nhất trong nhóm dù còn thiếu một ván đấu.

Vd6b/ Tiếp theo ta xét đến 3 đấu thủ còn lại. Ta cần lập bảng tính con riêng cho 3 đấu thủ này (phần vùng các ô màu xanh lam như trên), ta có:vdde 6d

Như hình trên ta nhận thấy 3 đấu thủ đều đã gặp nhau, tổng điểm chênh lệch có thể nhận thấy rõ ràng và có thể xếp hạng nhanh theo thứ tự Thanh Nhân, Tiểu Nhi và Trúc Phương. Kết quả tính DE của nhóm điểm này như sau:vdde 6e


C. Áp dụng vào chương trình Swiss-manager:


1. Cập nhật phiên bản chương trình bốc thăm mới từ tháng 6/2024 trên trang chủ của Swiss-manager (phiên bản hiện tại là ngày 1/6/2024).
https://swiss-manager.at/download.aspx

2. Chọn hệ số phụ.
Trong phần hệ số phụ của Swiss-manger có 2 Direct encounter:
- Direct Encounter (the results of the players in the same group point group) [11]. Đây là hệ số phụ ván thắng trực tiếp theo cách tính cũ.
- Direct Encounter (DE) [81]. Đây là hệ số phụ ván thắng trực tiếp theo cách tính mới.
Tùy theo điều lệ giải, ta có thể chọn một trong hai hệ số này, không nên chọn cùng lúc cả hai, hoặc nếu chọn cả hai thì xếp cách ra với các hệ số khác ở giữa.

Ví dụ 7:

Trong ví dụ trên ta chọn tính DE theo cách cũ, tuần tự tới Buchholz, Buchholz-1, DE mới và hệ số lũy tiến.
Khi đặt DE ở các vi trí phía sau thì DE chỉ sẽ tính riêng các đấu thủ nào còn bằng nhau sau khi đã tính qua các hệ số trước, tức là không phải tính lại tất cả các đấu thủ bằng điểm với nhau.

Ví dụ 8:

vdde 8

Trong ví dụ trên ta chọn tính DE theo cách mới, tuần tự tới Buchholz, hệ số lũy tiến, số ván thắng và thêm một lần nữa DE.
Nhắc lại là khi đặt DE ở các vi trí phía sau thì DE chỉ sẽ tính riêng các đấu thủ nào còn bằng nhau sau khi đã tính qua các hệ số trước, tức là không phải tính lại tất cả các đấu thủ bằng điểm với nhau.

-----------//-----------------------
✆ Hotline: 0901 895 865 ( Zalo/ Call) - 0909 098 522 ( Zalo/Call)
Đăng ký học thử:
http://www.royalchess.edu.vn/dang-ky-hoc-thu
-----------//-----------------------
CÁC CƠ SỞ THUỘC HỆ THỐNG ROYALCHESS:
Quận 1: 43 Điện Biên Phủ, P. Đa Kao
Quận 5: Lầu 05, Hùng Vương Plaza–126 Hồng Bàng, P.12
Quận 6: 128 Kinh Dương Vương, Phường 13
Quận 7: 54, Đường số 1, KDC Him Lam, P. Tân Hưng
Quận 10: Số 7A/88 Thành Thái, P.14
Quận 11: 448 Lạc Long Quân, P. 5
Quận 12: 145 Tân Thới Nhất 17, P. Tân Thới Nhất
Quận Tân Phú: Lầu 3, Aeon Mall Tân Phú-Số 30, đường Bờ Bao Tân Thắng, P. Sơn Kỳ
Quận Tân Phú: 33 Nguyễn Sơn, P. Phú Thạnh
Quận Tân Bình: 53A Núi Thành, P.13
Quận Bình Tân: 172 Đường Tên Lửa, P. Bình Trị Đông B
Quận Gò Vấp: 644 Phan Văn Trị, Phường 10
Quận Bình Thạnh: 131 Võ Oanh, P.25
Tp. Thủ Đức: 35 Đường số 2, P. Bình An
Tp. Thủ Đức: 13A Đường 25, P.Hiệp Bình Chánh
Tp. Thủ Đức: Số 27 Quang Trung, P. Hiệp Phú
Tp. Thủ Đức: 2N1 KDC Khang Điền Residence, Võ Chí Công, P. Phú Hữu
Huyện Bình Chánh: 105, đường số 1, Khu dân cư Dương Hồng, Xã Bình Hưng
Huyện Bình Chánh: Số 6, Đường số 2, KDC Greenlife 13C, Nguyễn Văn Linh
Tỉnh Bình Dương: 78 Đường M, Khu trung tâm Hành chính, TP. Dĩ An, Bình Dương